Ngoài mẫu mã, kiểu dáng, vật liệu thì các thông số bàn ghế học sinh cũng được các phụ huynh quan tâm. Bàn ghế ngồi học ảnh hưởng rất nhiều tới học sinh bởi thời gian ngồi học của trẻ chiếm gần 1/3 thời gian trong ngày. Các vị phụ huynh có thể tìm hiểu các thông số bàn ghế học sinh cơ bản như sau:
Thông số 1. Chiều rộng bàn học sinh (A)
Chiều rộng bàn được tính theo đường thẳng vuông góc từ mép bên này đến mép bên kia của mặt bàn (A). Chiều rộng bàn phải đảm bảo đủ diện tích sử dụng. Học sinh có thể tỳ tay lên bàn và viết bài một cách thoải mái. Bàn 2 chỗ ngồi trong trường học thường rộng 1,2m, phù hợp cho 2 trẻ ngồi một bàn
Thông số 2. Chiều sâu bàn (B)
Chiều sâu bàn được tính bằng khoảng cách từ khớp vai tới cổ tay. Chiều sâu của bàn phải hợp lý để trẻ có thể dễ dàng lấy hoặc đặt sách vở, đồ dùng trên bàn mà không cần đứng dậy khỏi ghế. Mặt bàn thông dụng hiện nay có mặt 40cm, 45cm hoặc 50cm
Thông số 3. Chiều cao bàn (C)
Đây là thông số bàn ghế quan trọng, phụ thuộc vào chiều cao trẻ. Là khoảng cách thẳng đứng được tính từ mặt sàn lên tới mặt trên của mặt bàn (C). Ngoài ra, chiều cao bàn cũng được tính từ khoảng cách mặt trên bàn tới mặt trên ghế cộng chiều cao ghế (Khoảng cách mặt bàn và ghế + chiều cao ghế(F)). Tùy chiều cao của học sinh mà lựa chọn kích thước bàn cho phù hợp với tiêu chuẩn bộ Y Tế.
Thông số 4. Chiều sâu ghế (D)
Là kích thước D như hình vẽ được tính từ mép cạnh trước tới tựa ghế. Nếu chiều sâu ghế không đủ cho học sinh ngồi thì mông trẻ sẽ không được nâng đỡ, gây áp lực lên xương chậu và 2 ụ ngồi. Tình trạng kéo dài khiến trẻ khó chịu, mất tập trung trong quá trình ngồi học. Do vậy, cần lựa chọn chiều sâu ghế hợp lý
Thông số 5. Chiều rộng ghế (E)
Là kích thước E được tính theo đường thẳng vuông góc từ mép bên này đến mép bên kia của ghế. Khoảng cách này thường được tính bằng chiều rộng mông trẻ cộng với 3 đến 4cm. Chiều rộng ghế phải hợp lý thì trẻ mới được thoải mái trong khi ngồi học. Chiều rộng ghế trong trường học thường là 1.2m cho 2 trẻ ngồi
Thông số 6. Chiều cao ghế (F)
Chiều cao ghế (F) là khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của ghế tới mặt sàn. Chiều cao ghế phải thiết kế theo từng đối tượng, phù hợp với chiều cao từ bàn chân tới khoeo chân. Giúp trẻ tránh tình trạng chân bị treo gây mỏi do ghế quá cao hoặc bị trùng gây tắc mạch máu, tê chân do ghế quá thấp.
Thông số 7. Chiều cao của tựa ghế (G)
Là khoảng cách thẳng đứng từ điểm trên cùng của tựa ghế cho tới mặt mặt dưới của tựa ghế. Tựa ghế thường được thiết kế thấp hơn mỏm xương bả vai và cao hơn mỏm mào chậu để tạo nên sự thoải mái cho trẻ khi tựa vào
Thông số 8. Hiệu số chiều cao bàn ghế học sinh (C-F)
Là khoảng cách từ mặt bàn cho tới mặt ghế được tính bằng cách lấy chiều cao bàn trừ chiều cao ghế (C-F). Hiệu số chiều cao của bàn và ghế ảnh hưởng tới hiệu quả học tập của trẻ:
- C – F quá thấp sẽ khiến trẻ ngồi cao hơn bàn. Khoảng cách từ mắt trẻ hay cổ trẻ tới mặt bàn quá xa. Trẻ phải cúi nhiều xuống để có thể viết bài, làm bài. Lâu dài sẽ khiến trẻ có mắc các bệnh về cột sống như vẹo cột sống hoặc gù lưng…
- C – F quá cao khiến khoảng cách từ mắt trẻ hoặc đầu trẻ cách bàn quá gần. Cúi gần mặt bàn quá lâu khiến trẻ có thể mắc các căn bệnh về mặt như cận thị,.. Ngoài ra, do khoảng cách giữa ghế với bàn quá xa khiến trẻ phải cố với tới bàn, tay đặt trên bàn không được thoải mái khiến trẻ khó khăn, bất tiện trong học tập
- Hiện nay, hiệu số chiều cao bàn ghế dao động từ 21 đến 28 cm. Tùy theo đó là học sinh Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở hoặc Trung học Phổ thông
Trên là các thông số bàn ghế học sinh mà phụ huynh nên quan tâm khi lựa chọn bàn ghế cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm bài viết Các loại gỗ làm bàn ghế học sinh
Công ty Đại Phát chúng tôi chuyên sản xuất bàn ghế trường học. Có nhận sản xuất theo mẫu khách yêu cầu. Để liên hệ đặt hàng, gọi 0942.678.899 hoặc 0823.211.168; cũng có thể gửi mail về địa chỉ sales@noithatdaiphat.com